
Ở AFF Suzuki Cup 2020, trong trận lượt về bán kết với đội tuyển Thái Lan, các cầu thủ đội tuyển Việt Nam đã chiến đấu với tinh thần hết sảy dù chưa thể ghi bàn ở sân vận động quốc gia Singapo.
Cách đó nhiều nghìn cây số, người ta cũng xúc động khi nhìn cảnh thủ môn Đặng Văn Lâm dán mắt vào màn hình điện thoại, dõi theo từng bước chân của các đồng đội ở giải đấu mà anh từng tỏa sáng rực rỡ.
Chấn thương trong một buổi tập cách đây khá lâu trong màu áo của Cerezo Osaka không chỉ khiến Lâm ngắt quãng quá trình tập luyện, cố gắng tìm cơ hội ra sân ở giải vô địch quốc gia số 1 Châu Á. Anh còn mất nhiều hơn thế khi vắng mặt ở cả vòng loại thứ 3 World Cup 2022 và cả AFF CUP vừa qua.
Ở giải đấu trên đất Sing, hai đàn anh của Văn Lâm là Trần Nguyên Mạnh và Bùi Tấn Trường đều đã thay thế khá tốt. Hai bàn thua duy nhất của chúng ta tại giải cũng không có lỗi của các thủ môn.
Dẫu vậy, chặng đường của đội tuyển Việt Nam trong năm 2022 đầy khó lường sắp tới hứa hẹn sẽ còn rất khó khăn. Và đó là khi chúng ta muốn có thủ môn số 1 của mình trở lại, nhất là khi anh đã vắng mặt quá lâu.
Mới đây những thông tin lạc quan trong quá trình bình phục của Lâm cũng đã giúp người hâm mộ yên tâm phần nào. Trong thời điểm quan trọng này, hãy cùng đến với câu chuyện của Văn Lâm, của cái tên mà chúng ta đang mong chờ sự trở lại trong năm mới.
Sự nghiệp thủ môn của Đặng Văn Lâm được khởi nguồn và chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi triết lí bóng đá Nga. Nếu vào Facebook cá nhân của Văn Lâm thời điểm hiện tại, bạn cũng dễ dàng nhận thấy hình ảnh chú gấu Nga được đặt trang trọng ở mục “ảnh nội bật”.
Có quê quán ở Thanh Hóa nhưng Văn Lâm lại sinh ra ở Nga vào năm 1993 với cha người Việt và mẹ là cô gái của xứ sở Bạch Dương. Chính Jukova Olga đã tự tay chèn thêm chữ “Lev” vào tên của Văn Lâm vì bà là một fan hâm mộ của thủ môn huyền thoại Lev Yashin và đã vô tình mở ra một hành trình của một người gác đền mới.
Số phận của Lâm có lẽ được đặt sẵn trước khung thành không chỉ vì cái tên đệm. Bởi ở Nga, nới anh sinh ra và lớn lên là đất nước cuồng vị trí thủ môn nhất làng túc cầu. Tính đến thời điểm hiện tại đã là hơn nửa thế kỉ kể từ khi Yashin một tay đưa đội Liên Xô vào bán kết World Cup 1966 nhưng thủ môn này vẫn đứng đầu trong các cuộc bầu chọn những vận động viên được yêu thích nhất ở Nga.
Đến tận ngày nay, nếu đám trẻ con đá bóng ở Anh đều mong muốn trở thành tiền đạo cắm ghi những bàn thắng và giành lấy ánh hào quang thì trên sân trường nước Nga, vị trí được thèm muốn nhất vẫn là người gác đền.
Tình yêu của người Nga dành cho vị trí thủ môn có lẽ được bắt đầu từ năm 1936 với bộ phim hài “Bpatapt” được chuyển thể từ một tiểu thuyết cùng tên, nhân vật chính trong bộ phim đó là Kadidov làm công việc chất dưa hấu lên xe chở hàng. Do đặc thù công việc mà anh này trở nên rất giỏi trong việc hứng những quả dưa rơi xuống đường.
Khả năng bắt dưa thiện xạ ấy đã giúp anh được một nhà tuyển trạch chú ý và được mời về chơi cho một câu lạc bộ của ông ta. Cao trào của bộ phim là khi đội bóng của Kadidov đụng mặt với một đối thủ sừng sỏ. Anh đã cản phá một loạt những pha dứt điểm của đối phương trước khi băng qua phần sân bên kia để ghi bàn thắng quyết định ở những phút cuối của trận đấu.
Ngoài nội dung thú vị thì nhạc phim của “Bpatapt” cũng mang lại rất nhiều cảm hứng cho người dân Nga giai đoạn ấy. Những câu ấn tượng nhất trong bài hát đó là:
“Này chàng thủ môn, hãy chuẩn bị cho trận chiến
Anh là người linh gác của khung thành
Hãy tượng tưởng một đường biên giới phía sau lưng anh”.
Bàn thắng muộn của Kadidov có thể là tình tiết hư cấu nhưng ngoài đời thì những thủ môn Nga mà cụ thể là Yashin cũng cực kì xuất sắc trong vai trò của mình ở thời điểm đó để chiếm trọn tình yêu của các khán giả Nga.
Còn tiếp…
Đề xuất của biên tập viên: